Đại biểu 9X kỳ vọng về lớp lãnh đạo trẻ

Đại biểu trẻ tuổi nhất Đại hội Đảng bộ TP HCM Lê Hoàng Mai Thảo nói: "Tôi thấy việc bổ nhiệm người trẻ vào các vị trí chủ chốt là hợp lý, đó là động lực để sinh viên phấn đấu".

- Là đại biểu trẻ nhất trong Đại hội Đảng bộ TP HCM, bạn có cảm giác như thế nào khi tham dự đại hội lớn, có nhiều quyết sách đến sự phát triển của địa phương?

- Là đại biểu trẻ nhất, tôi rất vinh dự và vui mừng. Tuy nhiên, tôi cũng ý thức được mình mang trách nhiệm rất lớn, đó là làm thế nào thể hiện được tiếng nói của sinh viên trong đại hội, đóng góp ý kiến về các vấn đề đang diễn ra trong xã hội, cũng như đề xuất, góp ý vào văn kiện trình Đại hội Đảng XII toàn quốc.

 
Đại biểu Lê Hoàng Mai Thảo trả lời báo chí. Ảnh: Q.Hiếu.
Lê Hoàng Mai Thảo (21 tuổi, quê TP Phan Thiết, Bình Thuận) là sinh viên năm 4,
Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG - HCM)

- Bạn đại diện cho lớp trẻ năng động, sáng tạo tham dự kỳ đại hội lớn. Vậy những ý kiến đóng góp cho văn kiện Đại hội Đảng và mong muốn của bạn đối với các lãnh đạo TP như thế nào?

- Điều tôi quan tâm nhất đó là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao. Tôi đọc nhiều bài báo nói về việc chảy máu chất xám nên rất tâm tư. Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức. 

Tôi nghĩ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII nên có quyết sách mạnh mẽ để xây dựng cơ chế đãi ngộ xứng tầm nguồn nhân lực này.

Thực tiễn cho thấy có nhiều cá nhân sinh ra ở TP HCM nhưng khi đi học ở nước ngoài thì không quay về để cống hiến cho TP nói riêng và đất nước nói chung. 

Cho nên Đảng và Nhà nước cần xây dựng cơ chế chung đãi ngộ mang tầm Quốc gia. Hiện mỗi tỉnh, thành có chế độ đãi ngộ riêng, như thế rất manh mún. Đó mới chính là động lực thu hút nhân lực chất lượng cao để cống hiến cho đất nước.

Tôi ví dụ, có 12/13 nhà vô địch chương trình Đường lên đỉnh Olympia ở lại nước ngoài sau khi du học. Đó là sự chảy máu chất xám rõ ràng nhất. 

Bản thân là người trẻ, tôi bức xúc tại sao chúng ta có các nhân tài như vậy mà để họ ở lại nước ngoài. Chúng ta đã xây chiếc cầu cho họ đến nơi có điều kiện học tập, tiếp thu tri thức tiên tiến của nhân loại thì tại sao lại không có cơ chế thu hút họ quay về? 

Ta cho họ học bổng nhưng chưa xây dựng được cơ chế, tạo cơ hội để họ phát huy được hết năng lực của mình. 

Một vấn đề nữa tôi muốn đề cập đó là phát triển đội ngũ Đảng viên trong nhà trường, tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Tôi mong muốn Đại hội đặt ra những phương hướng, tập trung bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho Đảng viên trẻ. Vì đây là những người lãnh đạo TP HCM và đất nước trong tương lai.  


Ảnh: Q.Hiếu.

- Bạn thần tượng ai nhất?

- Tôi thần tượng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

- Bạn có xem những chương trình giải trí, nghe nhạc hoặc thích nhạc, phim Hàn Quốc?

- Có lẽ tôi hơi khác người trẻ khác khi không thích và dành sự quan tâm đến những điều này. Tôi thích nghe những bản nhạc nhẹ nhàng của Việt Nam và nước ngoài.

Tôi cũng quan tâm đến việc giới trẻ hiện nay thần tượng quá lố nhân vật trong giới giải trí. Bởi vì khi thần tượng như vậy, họ bỏ quên cả gia đình, ba mẹ, quên đi 


Những người trẻ có nhiều ý tưởng khoa học công nghệ nhằm giúp cho mục tiêu đề ra là xây dựng TP HCM phát triển hiện đại, văn minh, nghĩa tình, là trung tâm hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 

- Hiện nay nhiều địa phương bổ nhiệm các nhân sự trẻ vào những vị trí quan trọng. Suy nghĩ của bạn về vấn đề này?

- Tôi có đọc những thông tin bổ nhiệm lãnh đạo trẻ, có nhiều ý kiến trái chiều. Dưới góc nhìn của tôi, xã hội nên có tư tưởng thoáng hơn về việc bổ nhiệm lực lượng quản lý trẻ. 

Tại sao chúng ta không nghĩ thế hệ lãnh đạo này có cái nhìn năng động hơn, đưa ra những chính sách thực tiễn, sát sườn hơn với tình hình kinh tế xã hội. 


Ảnh: Ngọc Hiếu

- Bạn thần tượng ai nhất?

- Tôi thần tượng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

- Bạn có xem những chương trình giải trí, nghe nhạc hoặc thích nhạc, phim Hàn Quốc?

- Có lẽ tôi hơi khác người trẻ khác khi không thích và dành sự quan tâm đến những điều này. Tôi thích nghe những bản nhạc nhẹ nhàng của Việt Nam và nước ngoài.

Tôi cũng quan tâm đến việc giới trẻ hiện nay thần tượng quá lố nhân vật trong giới giải trí. Bởi vì khi thần tượng như vậy, họ bỏ quên cả gia đình, ba mẹ, quên đi những giá trị thật sự của cuộc sống.

Họ trẻ nhưng đều là những người có trình độ, tri thức cao, đã được đào tạo và có kinh nghiệm nhất định. Tôi nghĩ bổ nhiệm lãnh đạo trẻ cũng là động lực để các bạn sinh viên có động lực trao dồi bản thân, để sau này có thể đóng góp cho đất nước. 

- Bạn suy nghĩ thế nào về ý kiến "những người lãnh đạo trẻ có truyền thống gia đình làm ở những chức vụ cao nên được bổ nhiệm"?

- Tôi thấy có 2 chiều dư luận về vấn đề này. Một số ý kiến theo hướng phiến diện kiểu "con ông cháu cha"; ngược lại nhiều người cho rằng họ có đủ năng lực, trình độ học vấn, phẩm chất thì mới có cơ hội. 

Tôi là sinh viên luật, nên luôn nhìn nhận vấn đề ở hai mặt. Nếu nói những chức danh cao chỉ dành cho "con ông cháu cha" thì rất phiến diện. Tại sao không nhìn ở góc độ khác là họ có đủ phẩm chất cũng như trình độ học vấn, đủ năng lực đảm nhiệm chức vụ. 

Họ đã trải qua quá trình đào tạo chứ không phải ngủ một đêm thức dậy thấy mình được làm quan.

Nguồn: Zing.vn